Tình hình Viet Nam Index ngày 14 tháng 6

Sau cả vài tháng down sấp mặt thì tình hình VNI đã ổn hơn xưa rất nhiều. . Từ hồi tháng 5 tới giờ thì VNI đã từ 1060 rớt về tới 920. Tại khu vực này thì Viet Nam Index đã bật lên. tới 1040. Nhưng tại đây có cản mây to nên khó vượt được. Bạn có thể thấy 2 cái cản dao găm phía bên trên rất mạnh nữa, khiến chỉ số VNI không thể vượt qua.

Về tình hình BTC thì mình đã có đăng trên điễn dàn VFpress: http://diendan.vfpress.vn/threads/phan-tich-tinh-hinh-vni-ngay-14-thang-6-2018.174975/
Thì mọi người có thế thấy là VNi đang bị gặp cản nên tình hình có 2 trường hợp có thể xãy ra trong 5 ngày tới.
  • Trường hợp 1: Nó sẽ side way trong khoảng 1000->1030 và bắt đầu bật lên.
  • Trường hợp 2: nó sẽ quay về vùng cân bằng ở 980 rồi bật lên.
Nhưng ít nhất sau 5 ngày nữa mới có khả năng đó xãy ra. Vậy nên bạn phải cân nhắc trước khi mua hoặc bán!
Ở đây mình sẽ không có lời đề nghị mua bán! Mọi sự mua bán của bạn là của bạn. do bạn quyết định. Hy vọng bài này sẽ có ích và góp phần gì đó trong việc trading của bạn!

Mô hình nến nhấn chìm giảm giá Bearish Engulfing

Nếu bạn muốn bắt đỉnh của một xu hướng thì là điều mà ai cũng mong muốn. Những chỉ báo phân tích kĩ thuật thường chỉ là chỉ báo sớm hoặc chỉ báo trễ. Tuy nhiên nếu kết hợp với mô hình nến thì bạn có thể bán được ở ngay đỉnh, tức là lúc giá đang cao nhất trước khi đảo ngược. Nến nhấn chìm Bearish engulfing là một trong những trường hợp như thế! nó thường xuất hiện trên top của xu hướng tăng.

Mô hình nến nhấn chìm giảm giá Bearish Engulfing

Mô hình này bao gồm 2 nến liên tiếp để tạo thành dạng nến này!

nen nhan chim giam gia – Cây nến nhỏ hơn là nến tăng (bullish candle)

– Cây nến thứ hai là nến giảm (Bearish candle)

Ở mô hình này thì phần thân của nến thứ nhất nằm phía bên trong của thân cây nến 2.

Tuy nhiên khoảng trống (Gap Up) xuất hiện ở cây nến thứ hai được người mua đẩy lên mạnh mẽ tuy nhiên vì không thể chiến thắng nên suy yếu giảm xuống vượt qua cả giá mở cửa của cây nến thứ nhất, đó là một tín hiệu rất xấu (Được cho rằng là dấu hiệu xuất hiện của gấu)

Trong mô hình nến nhấn chìm giảm này thì cho thấy sự thay đổi đang kinh ngạc của bò (bulls) khi mở cửa và bị gấu đẩy xuống lấp khoảng trống đó, và còn đóng cửa thấp hơn cả giá mở cửa hôm trước tạo thành một cây nến giảm có thân nến dài. Và gấu sẽ nắm quyền trong thị trường trong vài ngày tới, hoặc chu kì tới!

Đồ thị bên dưới thể hiện ví dụ về 2 lần xuất hiện mô hình nến nhấn chìm giảm

Lưu ý thông thường mô hình nến nhấn chìm giảm này rất khó thấy ở thì trường Crypto vì giao dịch ở thị trường crypto là liên tục và không nghỉ. tuy nhiên bạn có thể dùng chỉ báo “Bearish Engulfing automatic finding script by HPotter” ở tradingview để có thể dễ dàng nhận thấy được mô hình giá này

Với cái script này thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy được những thanh nến nhấn chìm.

Tín hiệu bán với nến nhấn chìm giảm giá bearish Engulfing

Thông thường có ba phương pháp để đưa ra lệnh bán khi sử dụng nến nhấn chìm giảm giá, và chúng được sắp xếp theo sự “bảo thủ” của người kinh doanh.

  • Các trader có thể bán khi đóng cửa ở ngày thứ 2, lúc này volume tăng mạnh kèm theo giá giảm mạnh ở trước đó. Các trader xem đây là những tín hiệu bán mạnh mẽ.
  • Một số trader bán ở ngày sau ngay sau khi Bearish Engulfing xuất hiện. Họ bán để xác nhận rằng sự xuất hiện của nến nhấn chìm giảm giá là đúng. Lúc này thì tỉ lệ lời sẽ giảm đi, vì ngày sau thường là một cây nến đỏ nữa nhưng nó xác nhận sự chắc chắn của mô hình nến bearish Engulfing.
  • Các trader chờ thêm sự xuất hiện của một số chỉ báo khác, ví dụ như giá break xuống dưới khỏi đường support . Sau đó họ mới bắt đầu bán. Tuy nhiên một số chỉ báo trễ sẽ khiến bạn mất đi một phần lớn lợi nhuận.

Vậy đó là sự xuất hiện của nến nhấn chìm. Và phần bên dưới chính là những gì xảy ra trong ngày của mô hình nến nhấn chìm giảm mà bạn có thể xem và hiểu được tại sao mô hình là sự cảnh báo của sự giảm giá!

Nến nhấn chìm giảm giá trong ngày

Theo dõi đồ thị 15 phút của Verizon (VZ) của hai nến giảm giá trong ngày ta sẽ thấy những điều sau!

  1. Bạn có thể thấy ngày thứ nhất giá đóng cửa nằm ở mức cao trong ngày đó là một tâm lý tích cực của những người mua
  2. Ngày thứ 2 xuất hiện khoảng trống, đó là tín hiệu mạnh mẽ của bò, tuy nhiên sau đó thì người mua đã cạn sức, không còn lực mua nữa, nên giá bị đẩy xuống, và sau một khoảng nghỉ ngơi thì giá giảm mạnh và đóng cửa ở dưới mức mở cửa của nến trước đó!

Ngược là với nến nhấn chìm giảm giá chính là mô hình nến nhấn chìm tăng giá gọi là Bullish Engulfing thường xuất hiện ở đáy thị trường!

Bollinger bands Sử dụng như thế nào

Bài viết được trích từ trang hocvientrading.com 1 trang web chuyên về trade, hy vọng giúp các trader giỏi hơn. Để học full bài viết, toàn bộ bài viết thì bạn có thể vào trang này để đọc hết: https://hocvientrading.com/bollinger-bands/

Thành phần của Bollinger bands

  1. Đường trung bình MA (Moving Averages): Mặc định là MA(20), Tức đường trung bình của 20 kì trước đó!
  2. Upper Band: Thường có độ lệch chuẩn là 2 (Được tính từ giá đóng cửa 20 ngày trước) Và nằm phía trên đường trung bình MA(20)
  3. Lower band: Cũng thường có độ lệch chuẩn là 2 tương tự như Upper Band nhưng năm phía dưới của MA(20)

Dưới đây là hình ảnh về Bollinger bands của đồ thị Bitcoin (BTC) trong ngày 4 tháng 4 năm 2018.

Nhìn hình bạn cũng có thể thấy được một số thứ khá là hay cũng bollinger Band. Và bây giờ mình xin giới thiệu các chiến lượt và cách sử dụng Bollinger Band hoàn chỉnh.

Cách sử dụng Bollinger Bands

Để sử dụng tốt Bollinger Bands chúng ta có 3 chiến lượt khác nhau bao gồm: Chơi với các dải (các bands) tức sử dụng Upper Band và Lower band, Bollinger Band Breakout và chiến lượt tùy chọn theo sự biến động

Chiến lượt 1: Chơi với dải của Bollinger bands

Chơi với dải Bollinger tức là dựa trên tiền đề đó chính là phần lớn giá đóng cửa nằm phía trong của dải, tức sẽ giá thường năm trong upper band và lower band. Vậy nên, khi giá vướt ra ngoài dải bollinger band, điều này ít khi xảy ra và không có kéo dài, và nó phải “trở lại đường trung bình [đó chính là đường MA(20)]”. Một phiên bản chiến lượt này được nói đến trong cuốn sách “Trade like a Hedge Fund by James Altucher” <- thực sự thì mình chưa đọc cuốn này bao giờ :))

Tin hiệu có thể mua

Nhìn trong hình ở phía dưới thì tín hiệu mua đó là khi giá đóng cửa nằm phía dưới dải lower band.

Tín hiệu có thể bán

Tín hiệu bán là lúc mà giá nắm ngoài dải trên tức upper band

Dưới đây là hình ví dụ mua bán với dải bollinger trong đồ thị của Bitcoin

Và đây là một ví dụ ở chỉ số VNI

Ngoài ra thì bạn có thể bán khi cảm thấy lời và đạt target của mình!

Những lưu ý cẩn thận khi chơi với dải Bollinger

  • Rất nhiều nhà đầu tư mua bán khi giá chạm vào đường biên bollinger, đây là một phương pháp nguy hiểm, hãy chờ cho giá đóng cửa nằm ngoài dải bollinger để đảm bảo an toàn nhất cho bạn. Tuy nhiên bạn có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội nếu dùng chiến thuật này. Điều này rất quan trọng với những ai chơi mua bán khống, vì giá cao nhất và thấp nhất có thể cắt bollinger band xuống sâu hơn, gây tổn thất hoặc có thể gây cháy tài khoản trước khi giá được khôi phục lại.
  • Một số nhà đầu tư chốt lời khi giá chạm vào đường trung bình MA(20)
  • Một số chiến thuật khác với Bollinger bạn có thể xem ở phía dưới.

Chiến lượt Bollinger bands breakout

Về cơ bản đây là cách ngược lại của chiến lượt đầu tiên, đó là sự dụng khi có sự củng cố tạo nên một xu hướng. Breakout xảy ra khi giá có sự củng cố, xác nhận của những nến phía trước, khi giá đóng cửa nằm ngoài dải bollinger. Tuy nhiên bạn cẩn phải kết hợp với những chỉ báo khác và đường kháng cự ( xem thêm: kháng cự và hỗ trợ ) để đưa ra quyết định mua và bán chính xác.

bollinger band breakout
Biểu đồ Bitcoin cho thấy sự breakout của bollinger band

Bollinger bands breakout xuyên qua đường khá cự tạo nên tín hiệu mua

Các trader chúng ta sẽ mua khi giá Breakout  ở trên upper  bollinger band sau khi có sự củng cố giá ở phía trước. Và một số xác nhận của những chỉ báo khác mà bạn hay sử dụng, ví dụ như nhìn thấy đường kháng cự bị phá vỡ giống như hình bên trên.(minh họa ở biểu đồ bitcoin)

Bollinger bands breakout xuyên qua đường hổ trợ tạo ra tín hiệu bán

Tương tự như tín hiệu mua thì khi thấy giá nằm dưới dải dưới (lower band) và vượt qua đường hỗ trợ thì tạo thành tín hiệu bán cho các trader.

Bollinger band cho thấy sức mạnh của xu hướng

Đây là một ví dụ của chính người tạo ra chỉ báo bollinger band và đồ thị của E-mini S&P 500 Future

Biểu đồ cho thấy đây là một xu hướng tăng mạnh khi mà giá nằm phia trên trên đường MA(20) và chính đường MA(20) là đường hổ trợ cho giá hiện tại.

Và ngược lại cho xu hướng giá giảm khi mà giá năm ở nửa phía dưới của MA(20) và Lower band.

  • Bollinger band là đường biến động do đó rất hữu dụng với các trader, đặc biết với các trader kinh doanh theo sự biến động của giá, cùng xem chiến lượt kinh doanh theo sự biến động giá tùy chọn

Chiến lượt 3: Sự biến động tùy chọn

Đây là 2 cách chính cho các trader kinh doanh theo sự biến động

  • Trader  mua khi giá biến động nhỏ và hy vọng giá sẽ tăng và sẽ bán tùy chọn lúc giá cao hơn
  • Trader sẽ bán khi giá biến động cao và hy vọng giá sẽ giảm để tạo cơ hội mua tiếp theo

Khi bollinger được tạo ra thì sự biến động của bollinger band được các nhà kinh doanh tạo ra 2 tùy chọn cho bollinger bands đó là khi giá quá cao ( bollinger band dao động mạnh) và giá quá rẻ (bollinger dao động nhỏ)

Tín hiệu mua khi dao động nhỏ

Đó gọi là tùy chọn giá rẻ, khi mà sau khi xu hướng giá giảm thì giá bắt đầu dao động nhỏ lại tạo ra các dải bollinger bands thu hẹp lại, thắt lại.

Lý do đó chính là sau khi di chuyển thì giá sẽ di chuyển trong 1 khung giá với biên độ nhỏ để nghỉ ngơi. Và sau khi giá nghỉ ngơi xong tức giá lúc này nó đóng cửa gần nhau thì giá bắt đầu bắt đầu di chuyển mạnh một lần nữa. Vậy nên khi bollinger bands có giá đóng cửa gần nhau, và các dải thu nhỏ lại đó là một chiến mua mua theo sự biến động.

Tín hiệu bán khi dao động lớn

Tại thời điểm giá quá đắt đó là khi dải bollinger mở quá rộng cách xa upper và lower cách xa nhau thì lúc này tạo ra tín hiệu bán dành cho các nhà kinh doanh.