Bollinger bands Sử dụng như thế nào

Bài viết được trích từ trang hocvientrading.com 1 trang web chuyên về trade, hy vọng giúp các trader giỏi hơn. Để học full bài viết, toàn bộ bài viết thì bạn có thể vào trang này để đọc hết: https://hocvientrading.com/bollinger-bands/

Thành phần của Bollinger bands

  1. Đường trung bình MA (Moving Averages): Mặc định là MA(20), Tức đường trung bình của 20 kì trước đó!
  2. Upper Band: Thường có độ lệch chuẩn là 2 (Được tính từ giá đóng cửa 20 ngày trước) Và nằm phía trên đường trung bình MA(20)
  3. Lower band: Cũng thường có độ lệch chuẩn là 2 tương tự như Upper Band nhưng năm phía dưới của MA(20)

Dưới đây là hình ảnh về Bollinger bands của đồ thị Bitcoin (BTC) trong ngày 4 tháng 4 năm 2018.

Nhìn hình bạn cũng có thể thấy được một số thứ khá là hay cũng bollinger Band. Và bây giờ mình xin giới thiệu các chiến lượt và cách sử dụng Bollinger Band hoàn chỉnh.

Cách sử dụng Bollinger Bands

Để sử dụng tốt Bollinger Bands chúng ta có 3 chiến lượt khác nhau bao gồm: Chơi với các dải (các bands) tức sử dụng Upper Band và Lower band, Bollinger Band Breakout và chiến lượt tùy chọn theo sự biến động

Chiến lượt 1: Chơi với dải của Bollinger bands

Chơi với dải Bollinger tức là dựa trên tiền đề đó chính là phần lớn giá đóng cửa nằm phía trong của dải, tức sẽ giá thường năm trong upper band và lower band. Vậy nên, khi giá vướt ra ngoài dải bollinger band, điều này ít khi xảy ra và không có kéo dài, và nó phải “trở lại đường trung bình [đó chính là đường MA(20)]”. Một phiên bản chiến lượt này được nói đến trong cuốn sách “Trade like a Hedge Fund by James Altucher” <- thực sự thì mình chưa đọc cuốn này bao giờ :))

Tin hiệu có thể mua

Nhìn trong hình ở phía dưới thì tín hiệu mua đó là khi giá đóng cửa nằm phía dưới dải lower band.

Tín hiệu có thể bán

Tín hiệu bán là lúc mà giá nắm ngoài dải trên tức upper band

Dưới đây là hình ví dụ mua bán với dải bollinger trong đồ thị của Bitcoin

Và đây là một ví dụ ở chỉ số VNI

Ngoài ra thì bạn có thể bán khi cảm thấy lời và đạt target của mình!

Những lưu ý cẩn thận khi chơi với dải Bollinger

  • Rất nhiều nhà đầu tư mua bán khi giá chạm vào đường biên bollinger, đây là một phương pháp nguy hiểm, hãy chờ cho giá đóng cửa nằm ngoài dải bollinger để đảm bảo an toàn nhất cho bạn. Tuy nhiên bạn có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội nếu dùng chiến thuật này. Điều này rất quan trọng với những ai chơi mua bán khống, vì giá cao nhất và thấp nhất có thể cắt bollinger band xuống sâu hơn, gây tổn thất hoặc có thể gây cháy tài khoản trước khi giá được khôi phục lại.
  • Một số nhà đầu tư chốt lời khi giá chạm vào đường trung bình MA(20)
  • Một số chiến thuật khác với Bollinger bạn có thể xem ở phía dưới.

Chiến lượt Bollinger bands breakout

Về cơ bản đây là cách ngược lại của chiến lượt đầu tiên, đó là sự dụng khi có sự củng cố tạo nên một xu hướng. Breakout xảy ra khi giá có sự củng cố, xác nhận của những nến phía trước, khi giá đóng cửa nằm ngoài dải bollinger. Tuy nhiên bạn cẩn phải kết hợp với những chỉ báo khác và đường kháng cự ( xem thêm: kháng cự và hỗ trợ ) để đưa ra quyết định mua và bán chính xác.

bollinger band breakout
Biểu đồ Bitcoin cho thấy sự breakout của bollinger band

Bollinger bands breakout xuyên qua đường khá cự tạo nên tín hiệu mua

Các trader chúng ta sẽ mua khi giá Breakout  ở trên upper  bollinger band sau khi có sự củng cố giá ở phía trước. Và một số xác nhận của những chỉ báo khác mà bạn hay sử dụng, ví dụ như nhìn thấy đường kháng cự bị phá vỡ giống như hình bên trên.(minh họa ở biểu đồ bitcoin)

Bollinger bands breakout xuyên qua đường hổ trợ tạo ra tín hiệu bán

Tương tự như tín hiệu mua thì khi thấy giá nằm dưới dải dưới (lower band) và vượt qua đường hỗ trợ thì tạo thành tín hiệu bán cho các trader.

Bollinger band cho thấy sức mạnh của xu hướng

Đây là một ví dụ của chính người tạo ra chỉ báo bollinger band và đồ thị của E-mini S&P 500 Future

Biểu đồ cho thấy đây là một xu hướng tăng mạnh khi mà giá nằm phia trên trên đường MA(20) và chính đường MA(20) là đường hổ trợ cho giá hiện tại.

Và ngược lại cho xu hướng giá giảm khi mà giá năm ở nửa phía dưới của MA(20) và Lower band.

  • Bollinger band là đường biến động do đó rất hữu dụng với các trader, đặc biết với các trader kinh doanh theo sự biến động của giá, cùng xem chiến lượt kinh doanh theo sự biến động giá tùy chọn

Chiến lượt 3: Sự biến động tùy chọn

Đây là 2 cách chính cho các trader kinh doanh theo sự biến động

  • Trader  mua khi giá biến động nhỏ và hy vọng giá sẽ tăng và sẽ bán tùy chọn lúc giá cao hơn
  • Trader sẽ bán khi giá biến động cao và hy vọng giá sẽ giảm để tạo cơ hội mua tiếp theo

Khi bollinger được tạo ra thì sự biến động của bollinger band được các nhà kinh doanh tạo ra 2 tùy chọn cho bollinger bands đó là khi giá quá cao ( bollinger band dao động mạnh) và giá quá rẻ (bollinger dao động nhỏ)

Tín hiệu mua khi dao động nhỏ

Đó gọi là tùy chọn giá rẻ, khi mà sau khi xu hướng giá giảm thì giá bắt đầu dao động nhỏ lại tạo ra các dải bollinger bands thu hẹp lại, thắt lại.

Lý do đó chính là sau khi di chuyển thì giá sẽ di chuyển trong 1 khung giá với biên độ nhỏ để nghỉ ngơi. Và sau khi giá nghỉ ngơi xong tức giá lúc này nó đóng cửa gần nhau thì giá bắt đầu bắt đầu di chuyển mạnh một lần nữa. Vậy nên khi bollinger bands có giá đóng cửa gần nhau, và các dải thu nhỏ lại đó là một chiến mua mua theo sự biến động.

Tín hiệu bán khi dao động lớn

Tại thời điểm giá quá đắt đó là khi dải bollinger mở quá rộng cách xa upper và lower cách xa nhau thì lúc này tạo ra tín hiệu bán dành cho các nhà kinh doanh.

Leave a comment